Viêm bàng quang mô kẽ: Những điều cần biết!

08/01/2022 | Tin tức

Viêm bàng quang mô kẽ (Interstitial Cystitis), thường được gọi là hội chứng đau bàng quang , là một tình trạng phức tạp. Rất khó để chẩn đoán và mặc dù các phương pháp điều trị có thể giúp cuộc sống với nó tốt hơn, nhưng không có cách nào chữa khỏi.

Viêm bàng quang mô kẽ là gì?

Bàng quang của bạn là một nơi chứa nước tiểu. Bàng quang giãn nở cho đến khi nó căng đầy và tín hiệu này được báo đến não để bạn phải đi tiểu. Các thông tin được trao đổi qua các dây thần kinh vùng chậu. Điều này tạo ra sự thôi thúc đi tiểu ở hầu hết mọi người.

Viêm bàng quang kẽ còn gọi là hội chứng đau bàng quang – là một tình trạng mãn tính gây áp lực lên bàng quang, làm đau bàng quang và đôi khi đau ở vùng chậu. Cơn đau dao động từ khó chịu đến nặng. Với viêm bàng quang kẽ, các tín hiệu bị xáo trộn – bạn cảm thấy cần phải đi tiểu thường xuyên hơn và lượng nước tiểu ít hơn so với hầu hết mọi người.

Definition & Facts of Interstitial Cystitis | NIDDK
Ảnh minh họa

Nguyên nhân gây ra viêm bàng quang mô kẽ

Nguyên nhân chính xác của bệnh chưa được biết rõ nhưng có khả năng do nhiều yếu tố góp phần. Ví dụ, những người bị viêm bàng quang kẽ cũng có một khiếm khuyết trong lớp niêm mạc bảo vệ (biểu mô) của bàng quang. Sự rò rỉ ở lớp biểu mô có thể cho phép các chất độc hại từ nước tiểu kích thích thành bàng quang.

Hình ảnh minh họa bệnh lý viêm bàng quang mô kẽ

Các yếu tố có thể góp phần khác nhưng chưa được chứng minh như phản ứng tự miễn dịch, di truyền, nhiễm trùng hoặc dị ứng.

Triệu chứng của viêm bàng quang mô kẽ

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của viêm bàng quang kẽ là:

  • Áp lực bàng quang và cảm giác đau tăng lên khi bàng quang đầy.
  • Đau bụng dưới, lưng dưới, xương chậu hoặc niệu đạo.
  • Đối với phụ nữ, đau ở âm hộ, âm đạo hoặc khu vực phía sau âm đạo.
  • Đối với nam giới, đau ở bìu, tinh hoàn, dương vật hoặc khu vực phía sau bìu.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Cảm giác bạn cần đi tiểu ngay, thậm chí ngay sau khi bạn vừa đi.
  • Đối với phụ nữ, đau khi quan hệ tình dục.
  • Đối với nam giới, đau khi đạt cực khoái hay sau khi quan hệ tình dục.

Tất cả mọi người bị viêm bàng quang kẽ đều có bàng quang bị viêm. Khoảng 5-10% trong số đó có các vết loét trong bàng quang của họ.

Phương pháp điều trị viêm bàng quang mô kẽ

Có nhiều phương pháp điều trị viêm bàng quang mô kẽ như:

Vật lý trị liệu

Các bài tập trị liệu với bác sĩ chuyên khoa vật lý trị liệu có thể giúp giảm đau vùng chậu liên quan đau cơ, mô liên kết kém đàn hồi hoặc các bất thường về cơ thuộc vùng đáy chậu.

Thuốc uống

Thuốc uống có thể cải thiện các dấu hiệu và triệu chứng của viêm bàng quang kẽ bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid, như ibuprofen (Advil®, Motrin IB® và những biệt dược khác) hoặc naproxen sodium (Aleve®) giúp giảm đau.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng, như amitriptylin hoặc imipramine (Tofranil®) giúp thư giãn bàng quang và giảm đau.
  • Thuốc kháng histamin như loratadin (Claritin® và những biệt dược khác) giúp giảm kích thích mắc tiểu và số lần đi tiểu cùng với các triệu chứng khác.

Thuốc điều trị viêm bàng quang mô kẽ – Ialuril Prefill

Bác sĩ/Nhân viên y tế bơm thuốc vào bàng quang của bệnh nhân, iAluRil giúp bổ sung lớp GAG, thúc đẩy sự tái lập lớp biểu mô chuyển tiếp của bàng quang, ngăn sự xâm nhập và ảnh hưởng của các chất độc. Bổ sung GAGs ngoại sinh giúp kích hoạt các cơ chế khóa và/hoặc giảm sự diễn tiến gây phá hủy lớp biểu mô, thúc đẩy sự tái lập lớp bảo vệ mới.

Phẫu thuật

Các bác sĩ hiếm khi sử dụng phẫu thuật để điều trị viêm bàng quang kẽ vì cắt bỏ bàng quang không giúp giảm đau mà còn có thể dẫn đến các biến chứng khác.

Chế độ sinh hoạt phù hợp, thay đổi lối sống

Loại bỏ hoặc giảm các thức ăn trong chế độ ăn uống gây kích thích bàng quang của bạn có thể giúp giảm bớt sự khó chịu gây ra do viêm bàng quang kẽ.

Các chất kích thích bàng quang thông thường gồm: đồ uống có ga, caffeine dưới mọi hình thức (kể cả sô cô la), các sản phẩm cam quýt và thực phẩm có chứa nồng độ cao vitamin C. Hãy xem xét tránh các loại thực phẩm tương tự, như cà chua, các loại đồ chua, rượu và gia vị. Chất ngọt nhân tạo có thể làm nặng thêm các triệu chứng ở một số người.

Mặc quần áo rộng. Tránh dùng thắt lưng hoặc quần áo mà gây áp lực lên bụng của bạn.

Nếu bạn hút thuốc, hãy dừng lại. Hút thuốc có thể làm cơn đau tăng lên và góp phần gây ung thư bàng quang.

Giảm thiểu căng thẳng. Stress làm tăng nguy cơ khiên bệnh nặng thêm.

Lời kết

Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline: 0911 161 161 hoặc liên hệ trực tiếp qua fanpage https://www.facebook.com/nhathuocnamkhoavn của nhà thuốc nam khoa với đội ngũ Bác sĩ và Dược sĩ giàu kinh nghiệm sẵn sàng phục vụ bạn.


MUA THUỐC UY TÍN - CHẤT LƯỢNG Ở ĐÂU?

Để được tư vấn về sản phẩm mời các bạn liên hệ Nhà thuốc Nam khoa Men’s Health với đội ngũ Bác sĩ – Dược sĩ giàu kinh nghiệm tư vấn.

  • Hotline: 0911 161 161
  • Zalo: 0911 161 161 - Nhathuocnamkhoa.com
  • Địa chỉ: 7B/31 Thành Thái, phường 14, quận 10, Tp.HCM
  • Email: nhathuoc.menhealth@gmail.com
  • Website: https://nhathuocnamkhoa.com hoặc https://menhealthpharmacy.com/
  • 0
      0
      Giỏ Hàng
      Giỏ Hàng Của Bạn Đang TrốngQuay Lại Cửa Hàng