Bệnh giang mai là gì? Những điều bệnh nhân nhất định phải biết

15/12/2020 | Tin tức


Bệnh giang mai là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và thường lây lan qua quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc trực tiếp với vết loét của người bệnh. Bệnh có thể gây tổn hại cho tim, não và nhiều cơ quan khác.

Giang mai là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và thường lây lan qua quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc trực tiếp với vết loét của người bệnh. Nếu như không điều trị, bệnh có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho tim, não và nhiều cơ quan khác. Thậm chí là giang mai còn đe dọa đến mạng sống hoặc lây từ mẹ sang thai nhi.

Thật may mắn là khi chữa sớm, người bệnh giang mai vẫn có nhiều triển vọng.

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh giang mai

Bệnh phát triển theo từng giai đoạn, do đó mà triệu chứng cũng có sự thay đổi. Từng giai đoạn của giang mai có thể chồng chéo lên nhau và  biểu hiện có thể không theo thứ tự nào cả. Bạn thậm chí không nhận ra bất thường nào trong nhiều năm.

Giai đoạn mới bắt đầu nhiễm vi khuẩn (nguyên phát)

Khởi đầu là một hoặc một vài vết loét nhỏ xuất hiện tại chính nơi mà vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Thường thì chúng không gây ra đau đớn, nằm ẩn sâu trong âm đạo hay trực tràng. Vết loét sẽ tự lành trong khoảng từ 3 –  6 tuần.

Giai đoạn tái phát (thứ cấp)

Một vài tuần kể từ khi vết loét đầu tiên xuất hiện, các vết loét mới mọc lên nhiều hơn và dần bao phủ toàn bộ cơ thể, thậm chí cả lòng bàn tay và bàn chân. Những phát ban này thường không ngứa, kèm theo vết loét như mụn cóc ở miệng hay cơ quan sinh dục.

Một số người còn có thêm hiện tượng rụng tóc, đau cơ, sốt, đau họng và sưng các hạch bạch huyết.

Triệu chứng có thể biến mất trong vòng một vài tuần hoặc liên tục đến và đi trong khoảng một năm.

Giai đoạn bệnh giang mai tiềm ẩn

Nếu như không chữa trị, bệnh sẽ chuyển từ giai đoạn thứ phát sang tiềm ẩn. Tức là vi khuẩn nằm lại trong máu nhưng không hề gây ra triệu chứng trong nhiều năm, thậm chí là tiềm ẩn cả đời. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bệnh chuyển đến giai đoạn cấp ba.

Bệnh giang mai cấp ba (muộn)

Xảy ra ở 15 – 30% người nhiễm giang mai không được điều trị. Đây cũng là thời kỳ biến chứng của bệnh. Lúc này, giang mai nhanh chóng làm hỏng não, dây thần kinh, mắt, tim, mạch máu, gan, xương và khớp.

Bệnh giang mai bẩm sinh

Trẻ em được sinh ra từ những người mẹ bị bệnh giang mai có thể bị lây qua nhau thai hoặc trong quá trình sinh nở. Hầu hết trẻ không có triệu chứng, số ít còn lại có vết loét ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Sau này mới xuất hiện tình trạng điếc, biến dạng răng hay gãy sống mũi.

Những con đường lây nhiễm giang mai

Nguyên nhân của bệnh giang mai là do vi khuẩn Treponema pallidum, lây truyền phổ biến nhất thông qua quan hệ tình dục, kể cả đường âm đạo, hậu môn và đường miệng. Vi khuẩn đi vào cơ thể thông qua lớp niêm mạc ở các cơ quan này hoặc qua vết xước trên da. Bệnh truyền qua người khác trong cả giai đoạn sơ cấp và thứ cấp, một số ít trong giai đoạn tiềm ẩn sớm.

Hiếm hơn, giang mai phát tán khi tiếp xúc gần gũi với người có vi khuẩn, chẳng hạn như hôn hoặc từ mẹ sang con.

Bạn phải nhớ rằng việc dùng chung nhà vệ sinh, bồn tắm, quần áo, dụng cụ ăn uống, tay nắm cửa, bể bơi không làm lây lan bệnh. Vì vậy, hãy phòng ngừa nhưng đừng quá kỳ thị người bị giang mai.

Ai có nguy cơ cao bị giang mai?

Bạn phải đối diện với khả năng mắc bệnh giang mai nhiều hơn nếu như thuộc các trường hợp sau:

  • Quan hệ tình dục mà không có bao cao su bảo vệ
  • Làm chuyện ấy với nhiều người
  • Quan hệ đồng giới nam
  • Bị nhiễm HIV

Biến chứng đáng sợ của giang mai

Nếu không điều trị, bệnh giang mai có thể làm tổn hại toàn bộ cơ thể của bạn. Việc điều trị giúp ngăn ngừa biến chứng này nhưng nó không thể khắc phục những hậu quả đã xảy ra. Gồm có:

  • Vấn đề về thần kinh: đột quỵ, viêm màng não, mất dần khả năng nghe, giảm tầm nhìn, sa sút trí tuệ, mất cảm giác đau và khả năng cảm nhận nóng – lạnh, nam giới bị bất lực trong chuyện ấy, tiểu không tự chủ, đau đột ngột và nặng.
  • Vấn đề về tim mạch: phình và viêm động mạch chủ và nhiều mạch máu khác, hỏng van tim.
  • Nhiễm HIV: người bị giang mai có nguy cơ nhiễm HIV gấp 2 – 5 lần người bình thường nếu như quan hệ không dùng bao cao su. Vì virus HIV dễ dàng xâm nhập qua các vết loét giang mai.
  • Biến chứng khi mang thai và sinh nở: phụ nữ mang thai truyền virus giang mai cho em bé. Điều này làm tăng đang kể nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc trẻ chết non khi vừa được sinh ra vài ngày.

Có thể phòng ngừa được bệnh giang mai không?

Không có vắc xin đặc hiệu nào để phòng ngừa bệnh này nhưng bạn có thể ngăn chặn sự lây lan của nó bằng những cách như:

  • Quan hệ một vợ một chồng
  • Sử dụng bao cao su, thế nhưng nó chỉ giảm nguy cơ mắc bệnh nếu như có thể che lấp vết loét giang mai
  • Tránh các chất kích thích hay rượu bia, vì chúng dễ dàng che mờ lý trí của bạn và dẫn đến các hành vi tình dục không an toàn

Nên khám sàng lọc cho mẹ bầu

Có rất nhiều người nhiễm bệnh giang mai mà không hề hay biết. Vì những rủi ro của nó cho trẻ sơ sinh, chuyên gia y tế khuyên rằng nên kiểm tra xem phụ nữ đang mang thai có bị mắc bệnh không.

Cách chẩn đoán giang mai

Giang mai được chẩn đoán chính xác thông qua xét nghiệm:

  • Máu: tìm kháng thể mà cơ thể tạo ra để chống lại vi khuẩn giang mai. Những kháng thể này tồn tại trong máu nhiều năm. Vì vậy mà xét nghiệm này có thể xác định bạn có bị nhiễm bệnh không ở hiện tại hoặc trong quá khứ không.
  • Chọc dò dịch não tủy: dùng để kiểm tra nếu như nghi ngờ bạn bị biến chứng thần kinh do giang mai.

Điều trị bệnh giang mai – dễ dàng nhất khi ở giai đoạn đầu

Phương pháp điều trị ưu tiên ở tất cả các giai đoạn là penicillin tiêm. Chỉ cần một mũi là bạn có thể ngăn ngừa bệnh tiến triển nếu như mới nhiễm dưới một năm. Còn nếu đã mắc bệnh lâu hơn có thể phải dùng nhiều mũi hơn. Thuốc được dùng cho cả phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Ngày đầu tiên điều trị, cơ thể có thể gặp phải tình trạng sốt, ớn lạnh, buồn nôn, đau nhức đầu nhưng phản ứng này thường sẽ kết thúc sau 1 ngày.

Ở những bệnh nhân dị ứng với penicillin, bác sĩ sẽ đề xuất một kháng sinh khác phù hợp hơn.

Sau khi dùng thuốc, bác sĩ sẽ yêu cầu làm một số xét nghiệm lại để đánh giá hiệu quả và quyết định hướng xử trí tiếp theo. Gồm có:

  • Xét nghiệm máu định kỳ, đảm bảo bạn vẫn đáp ứng tốt với thuốc penicillin
  • Tránh quan hệ tình dục đến khi điều trị kết thúc và kết quả xét nghiệm máu chứng tỏ nhiễm trùng giang mai đã được chữa khỏi
  • Thông báo cho đối tác của bạn để họ làm xét nghiệm và điều trị
  • Xét nghiệm HIV.

Giang mai là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cực kỳ phổ biến và nhất thiết phải điều trị sớm. Vì vậy, nếu nghi ngờ có bệnh hoặc đã mắc phải, bạn nên nhờ đến bác sĩ chuyên môn sâu. Nhưng cũng đừng quá lo sợ hay tuyệt vọng vì khi được điều trị đúng, bạn vẫn có đời sống tình dục viên mãn.

Để lại thắc mắc cho chuyên gia qua hotline 0911.161.161 nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào nhé!


MUA THUỐC UY TÍN - CHẤT LƯỢNG Ở ĐÂU?

Để được tư vấn về sản phẩm mời các bạn liên hệ Nhà thuốc Nam khoa Men’s Health với đội ngũ Bác sĩ – Dược sĩ giàu kinh nghiệm tư vấn.

  • Hotline: 0911 161 161
  • Zalo: 0911 161 161 - Nhathuocnamkhoa.com
  • Địa chỉ: 7B/31 Thành Thái, phường 14, quận 10, Tp.HCM
  • Email: nhathuoc.menhealth@gmail.com
  • Website: https://nhathuocnamkhoa.com hoặc https://menhealthpharmacy.com/