Nhiễm trùng đường tiết niệu chỉ tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên đường tiểu, gồm có thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.
Phần lớn nguyên nhân gây bệnh là bởi vi khuẩn, một số ít do nấm và hiếm gặp do virus. Đây là dạng nhiễm trùng phổ biến nhất, không khó điều trị, nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu nó kéo dài dai dẳng hay lan vào trong máu.
Nhận biết nhiễm trùng đường tiểu thông qua triệu chứng
Triệu chứng sẽ thay đổi ở từng bệnh nhân, tuỳ thuộc vào việc phần nào của đường tiết niệu bị nhiễm trùng.
Thông thường bệnh này xảy ra chủ yếu là ở đường tiết niệu dưới, tức là ở niệu đạo và bàng quang. Do đó dấu hiệu thường gặp nhất là:
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
- Mót tiểu đột ngột hoặc khẩn cấp hơn bình thường, tiểu nhiều vào ban đêm
- Đi nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít
- Nước tiểu đục hoặc có lẫn máu, màu nâu, hồng hay vàng xanh
- Mùi nước tiểu nặng
- Gây đau vùng chậu đối với phụ nữ và đau trực tràng ở nam giới
- Ở trẻ nhỏ có thể nhận thấy dấu hiệu sốt cao, cáu gắt, không chịu bú, tiểu ướt giường hoặc ướt mình, ốm
Khi nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra ở thận, triệu chứng điển hình là đau ở hai bên lưng phía dưới xương sườn, sốt cao kèm cảm giác rùng mình hoặc thân nhiệt thấp dưới 36 độ, buồn nôn, nôn. Vi khuẩn có thể lan vào máu và gây nhiễm trùng máu, với triệu chứng là tụt huyết áp nặng, sốc và tử vong nhanh chóng.
Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu
Bất cứ điều gì làm giảm khả năng làm rỗng bàng quang hoặc gây kích thích đường tiết niệu đều có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu. Các yếu tố làm tăng nguy cơ này là:
- Người lớn tuổi
- Phẫu thuật hoặc nghỉ ngơi trên giường kéo dài khiến cơ thể giảm khả năng vận động
- Phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới, phụ nữ có thai, trẻ em bị táo bón, sỏi thận, khối u vùng chậu, chèn ép gây tắc nghẽn đường tiểu
- Sử dụng ống thông tiểu lâu dài làm vi khuẩn dễ xâm nhập vào bàng quang hơn
- Hệ thống miễn dịch suy yếu, chẳng hạn ở bệnh nhân HIV, bệnh nhân ung thư đang hoá trị, người tiểu đường…
- Ở phụ nữ có tỷ lệ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu cao gấp 8 lần nam giới. Đó là do cấu trúc niệu đạo ngắn và gần với âm đạo, hậu môn hơn nên vi khuẩn dễ xâm nhập. Nhất là sau khi quan hệ, sau khi đi vệ sinh mà lau sai cách, suy giảm hormone giới tính estrogen ở nữ giới tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh làm thay đổi hệ thống vi sinh trong âm đạo.
Biến chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiểu dưới ít khi gây hậu quả nặng nề, nhưng ở đường trên không được điều trị tốt có thể để lại nhiều biến chứng như:
- Nhiễm trùng tái phát nhiều lần và ít đáp ứng với thuốc
- Tổn thương thận vĩnh viễn
- Hẹp niệu đạo ở nam giới do viêm niệu đạo tái phát nhiều lần
- Nhiễm trùng máu do vi khuẩn từ thận lan vào máu, có thể đe doạ mạng sống nếu không sớm kiểm soát
- Tăng nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân ở phụ nữ mang thai
Cách điều trị nhiễm trùng tiểu hiệu quả, an toàn
Phác đồ điều trị nhiễm trùng tiết niệu phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân. Bác sĩ sẽ xác định loại sinh vật nào là thủ phạm gây bệnh: Vi khuẩn được chỉ định kháng sinh; do virus dùng thuốc kháng virus, thông dụng là cidofovir; còn do nấm thì kê đơn thuốc chống nấm.
Trong đó, sử dụng phổ biến nhất là kháng sinh vì nguyên do nhiễm trùng đường tiểu phần lớn là do vi khuẩn, nhiễm trùng đường tiểu dưới được điều trị bằng thuốc đường uống, còn phía trên thì truyền tĩnh mạch. Có đôi khi vi khuẩn sẽ kháng lại các thuốc này, bác sĩ có thể kết hợp các loại kháng sinh với nhau và rút ngắn thời gian uống thuốc.
Cần lưu ý rằng việc dùng kháng sinh phải đủ liệu trình, đúng liều, đúng thời gian ngay cả khi triệu chứng bệnh đã không còn. Nếu bạn dừng, bỏ thuốc hay giảm liều sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng lại kháng sinh và tái phát nhiễm trùng, rất khó điều trị về sau.
Với phụ nữ tuổi mãn kinh, bác sĩ có thể kê thêm estrogen bôi âm đạo.
Kết hợp biện pháp tại nhà để tăng hiệu quả chữa bệnh
Nếu bạn biết kết hợp thêm với một số mẹo tại nhà sẽ giúp thuốc của bác sĩ hoạt động tốt hơn. Chằng hạn như:
- Uống nhiều nước, ít nhất là 6 – 8 cốc mỗi ngày
- Không nhịn tiểu trong thời gian dài
- Đi khám ngay khi bị tiểu không tự chủ hoặc khó đi tiểu
- Giữ cho vùng kín sạch sẽ và luôn khô ráo
- Lau từ trước ra sau mỗi lần đi vệ sinh
- Đi tiểu càng sớm càng tốt sau khi quan hệ tình dục
- Với trẻ em, cần thay tã lót thường xuyên cho khô thoáng
- Hạn chế ăn đồ nhiều đường, uống đồ có cồn
- Mặc đồ lót vừa vặn với cơ thể, tránh đồ quá chật
- Ăn nhiều rau củ, đủ chất để có đề kháng khoẻ mạnh
- Tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng vừa phải
Bạn thấy đó, hiễm trùng đường tiết niệu được điều trị sớm sẽ tránh được nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy hãy đi khám ngay ở cơ sở y tế uy tín nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và luôn duy trì lối sống lành mạnh nhé.
MUA THUỐC UY TÍN - CHẤT LƯỢNG Ở ĐÂU?
Để được tư vấn về sản phẩm mời các bạn liên hệ Nhà thuốc Nam khoa Men’s Health với đội ngũ Bác sĩ – Dược sĩ giàu kinh nghiệm tư vấn.