Đừng Chủ Quan Với Bệnh Viêm Đường Tiểu Ở Nam Giới

15/12/2020 | Tin tức

Nhiều người nghĩ rằng viêm đường tiểu sẽ chỉ gặp ở nữ giới nhưng thực tế bệnh ở nam giới cũng không kém phần phổ biến. Nam giới nên nhận biết và điều trị sớm, tránh ảnh hưởng đến đường tiểu và hệ thống sinh sản sau này.

Nhiều người nghĩ rằng viêm đường tiểu sẽ chỉ gặp ở nữ giới nhưng thực tế bệnh ở nam giới cũng không kém phần phổ biến. Hơn nữa, đường tiểu và đường dẫn tinh ở nam giới có chung một đoạn nên mức độ nguy hiểm sẽ lớn hơn nhiều. Nam giới nên nhận biết và điều trị sớm, tránh ảnh hưởng đến đường tiểu và hệ thống sinh sản sau này.

Bệnh nhiễm trùng đường tiểu là gì?

Nhiễm trùng đường tiểu là tình trạng viêm, nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu, do vi khuẩn gây nên. Giai đoạn đầu chỉ gây đau rát, khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển hoặc vi khuẩn kháng lại thuốc điều trị thông thường sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và khó điều trị.

Bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới có thể xuất hiện ở bất kì độ tuổi nào, không điều trị sớm bệnh có thể dẫn tới vô sinh – hiếm muộn.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu

Có nhiều nguyên nhân khiến nam giới mắc bệnh, nhưng phổ biến nhất là:

  • Vi khuẩn E.Coli: đây là tác nhân chính gây nên bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới. Chúng trú ngụ nhiều trong đường ruột, trên da hoặc gần hậu môn, chúng đi vào đường tiết niệu dẫn tới nhiễm trùng, sỏi thân, tắc nghẽn đường tiểu…
  • Một số loại vi khuẩn khác như: Klebsiella species, Proteus, nấm, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn
  • Nhiễm trùng đường tiểu do phì đại tuyến tiền liệt.
  • Người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: lậu, giang mai…
  • Dương vật bị chấn thương, hoặc do quan hệ tình dục mạnh, thủ dâm quá mức, không vệ sinh sạch sẽ gây ra nhiễm trùng đường tiểu ở nam.

Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng đường tiểu có thể kể tới như: niệu đạo hẹp, người bị sỏi đường tiết niệu, tiểu đường, ứ trễ nước tiểu…

Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới thường đi kèm với các dấu hiệu sau:

  • Đi tiểu thường xuyên, tiểu dắt
  • Khi đi tiểu thường bị đau, buốt
  • Đau, nóng rát vùng bụng dưới, đau lưng
  • Tiểu khó, tiểu rắt, bụng có cảm giác khó chịu.
  • Nước tiểu chuyển màu lạ
  • Khi nhiễm trùng nặng và lan lên thận gây viêm, người bệnh có dấu hiệu như ớn lạnh, đau lưng, sốt, buồn nôn và nôn.

Biến chứng nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới có thể gây tổn thương trong ống niệu đạo và để lại sẹo dẫn đến hẹp niệu đạo. Về sau, nam giới sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đi tiểu.

Không chỉ vậy, viêm đường tiết niệu còn có thể là nguyên nhân gây ra một số bệnh khác. Vì vi khuẩn trong niệu đạo dễ dàng xâm nhập tinh hoàn, bàng quang, ống dẫn tinh, …  gây viêm nhiễm trên nhiều bộ phận và để lại di chứng, thậm chí là suy giảm chức năng các cơ quan này vĩnh viễn.

Ngoài ra, nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới có thể gây đau đớn khi quan hệ và xuất tinh, tinh dịch lẫn máu. Về lâu dài, bệnh ảnh hưởng tới chức năng tình dục, khó cương cứng, suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng… Từ đó dẫn tới vô sinh – hiếm muộn.

Chẩn đoán nhiễm trùng đường tiểu

Trước tiên người bệnh cần được xét nghiệm nước tiểu để đánh giá tình hình. Mẫu nước tiểu cần lấy là nước tiểu giữa dòng, bỏ đoạn đầu và đoạn giữa. Xét nghiệm này sẽ sẽ giúp bác sĩ xác định được loại vi khuẩn nào gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiểu từ đó chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Trường hợp nghi ngờ người bệnh có bất thường ở cấu trúc đường tiết niệu cần tiến hành siêu âm hoặc chụp CT để quan sát hình ảnh chính xác về đường tiết niệu.

Riêng với tình trạng nhiễm trùng đường tiểu tái phát, nội soi sẽ được chỉ định để quan sát bên trong bàng quang và niệu đạo.

Điều trị viêm đường tiết niệu

Phương pháp điều trị nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới hiện nay là dùng thuốc. Dựa vào trình trạng nhiễm trùng và các bệnh mắc kèm, bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc và thời gian điều trị phù hợp. Cụ thể là:

  • Đối với các trường hợp nhiễm trùng nhẹ, bác sĩ có thể kê kháng sinh (Midantin, Doxycyline, Egofixim 200, Mynoline)

Thuốc giảm đau để làm tê bàng quang và niệu đạo, từ đó giảm đau khi đi tiểu. Nhưng thường thì cơn đau đã thuyên giảm một phần ngay sau khi bắt đầu dùng kháng sinh.

Một điều cần lưu ý khi sử dụng kháng sinh đó là phải đúng và đủ liều theo phác đồ để tránh tình trạng vi khuẩn chưa được tiêu diệt hết, sẽ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Đặc biệt là tình trạng kháng thuốc sau này. Khi đó sử dụng các loại kháng sinh liều cao hơn sẽ làm cho người cảm thấy mệt mỏi. Bệnh nhân cần chú ý sử dụng thuốc đúng cách theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu tự ý sử dụng thuốc hoặc sử dụng sai cách sẽ khiến bệnh tái phát và gây khó khăn khi chữa.

Bên cạnh thuốc uống, việc giữ gìn vệ sinh vùng kín đúng cách cả trong và sau điều trị rất quan trọng để góp phần diệt vi khuẩn, vi nấm và ngăn bệnh tái phát. Nước thôi là chưa đủ, cần phải có dung dịch vệ sinh riêng phù hợp với pH vùng kín của phái mạnh. Loại sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Serenys và Langce.

Một số lưu ý dành cho người mắc viêm đường tiểu

  • Uống nhiều nước. Nước giúp làm loãng nước tiểu và đẩy vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu ra ngoài
  • Tránh cà phê, rượu, nước ép cam quýt hoặc thức uống có caffeine cho đến khi khỏi. Do các tác nhân này có thể gây kích thích bàng quang và làm tăng số lần đi tiểu
  • Sử dụng túi chườm nước ấm, áp vào bụng để giảm giảm đau, giãn cơ và giảm khó chịu.

Lời khuyên của bác sĩ để phòng ngừa nhiễm trùng tiết niệu cho nam giới:

Để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh nhân cũng cần chú ý một số vấn đề sau: 

  • Giữ gìn bộ phận sinh dục hàng ngày sạch sẽ, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục. Nên lau hậu môn từ trước ra sau để tránh vi khuẩn xâm nhập từ hậu môn lên lỗ niệu đạo gây bệnh. (Nếu bạn có da nhạy cảm nên dùng dung dịch vệ sinh SKINSIOGEL dành cho da nhạy cảm).
  • Quan hệ tình dục an toàn, nên quan hệ chung thủy 1 vợ 1 chồng. (Nên dùng BAO CAO SU cũng như các biện pháp an toàn khác khi quan hệ).
  • Tránh mặc quần áo, đồ lót quá bó sát, quá chật, gây bí bách
  • Không nên nhịn tiểu. Việc nhịn tiểu sẽ khiến nước tiểu ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. Nhịn tiểu còn khiến trương cơ, co thắt bàng quang. 
  • Uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để thải chất độc theo đường nước tiểu ra ngoài. 
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng với vi khuẩn như trái cây tươi, nước ép cam, việt quất, nho tươi…
  • Khi nghi ngờ dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu, nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị sớm

Trên đây là những thông tin tổng quan nhất về viêm đường tiết niệu, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc và cần giải đáp. Hãy liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 0911 161 161 để được hỗ trợ miễn phí!

Men’s Health cam kết điều trị, tư vấn tận tình, chính xác tất cả những vấn đề về sức khỏe ở Nam giới với phương châm 
“Hiểu đúng để sống đúng, sống khỏe”.

Xem thêm:


MUA THUỐC UY TÍN - CHẤT LƯỢNG Ở ĐÂU?

Để được tư vấn về sản phẩm mời các bạn liên hệ Nhà thuốc Nam khoa Men’s Health với đội ngũ Bác sĩ – Dược sĩ giàu kinh nghiệm tư vấn.

  • Hotline: 0911 161 161
  • Zalo: 0911 161 161 - Nhathuocnamkhoa.com
  • Địa chỉ: 7B/31 Thành Thái, phường 14, quận 10, Tp.HCM
  • Email: nhathuoc.menhealth@gmail.com
  • Website: https://nhathuocnamkhoa.com hoặc https://menhealthpharmacy.com/